Friday, February 5, 2016

Thủ Tục Làm Thẻ Căn Cước Công Dân

Theo Luật Căn cước công dân (ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014) có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thì thẻ Căn cước công dân (CCCD) sẽ được cấp để thay thế cho giấy Chứng minh Nhân dân (CMND). Các CMND 9 số và 12 số đã được cấp vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên CMND.

📝 Subcribe/Đăng ký kênh: http://bit.ly/39lQaBF

Hãy nhất nút Đăng ký (Subcribe) để nhận thông báo video mới nhất của mình. Nhấn Like 👍 để ủng hộ mình phát triển kênh. Mình vô cùng biết ơn việc làm đó của bạn 🙏. Chúc mọi điều tốt lành sẽ đến với bạn. Yêu thương tất cả.💝💝💝

Đối tượng được cấp thẻ căn cước

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước là từ khi được cấp đến khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Tới thời hạn đủ các độ tuổi này, công dân phải đổi thẻ căn cước mới (đổi miễn phí).

Nơi cấp thẻ căn cước

  • Công an cấp quận/huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh/thành theo phân cấp.

  • Tất cả công dân có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh đều có thể làm thẻ CCCD tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC64). Địa chỉ: 459 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM

  • Thủ tục

  • Sổ hộ khẩu.
  • CMND đã được cấp (nếu chưa có thì miễn).
  • In và điền vào tờ khai căn cước công dân (Mẫu CC01) (không cần xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn). Nếu không có điều kiện tự in ra thì lấy tại cơ quan cấp thẻ căn cước.
  • Lưu ý: Mục 22 trong tờ khai căn cước công dân (Mẫu CC01), mục "Xác nhận số Chứng minh nhân dân" nên ghi là "Có" để nhận được giấy xác nhận CMND 9 số đã chuyển thành số thẻ CCCD (mẫu CC07 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015). Nhận giấy xác nhận này để thuận lợi trong các giao dịch dân sự đã thực hiện với CMND 9 số hoặc 12 số.

    Lệ phí làm thẻ căn cước

    Thu theo quy định tại Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2015, của Bộ tài chính:

    • Miễn phí khi:
      • Cấp thẻ căn cước lần đầu.

      • Đổi thẻ căn cước do công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

      • Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

      • Đổi CMND 9 số hoặc 12 số đã được cấp sang thẻ căn cước.

    • Thu phí khi:
      • Đổi thẻ CCCD: 50.000 đồng/thẻ Căn cước.

      • Cấp lại thẻ CCCD: 70.000 đồng/thẻ Căn cước.

    Thời hạn trả thẻ CCCD

    Nghị định số 106/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn số ngày làm việc tối đa mà cơ quan Công an phải làm xong thẻ CCCD.

    Đơn vị tính: Ngày làm việc
    Tại Cấp mới, cấp đổi Cấp lại
    Thành phố, thị xã 07 15
    Huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo 20 20
    Các khu vực còn lại 15 15

    Vấn đề phát sinh khi chuyển sang sử dụng thẻ Căn cước

    Đối với những ai đã từng được cấp CMND 9 số thì khi đổi sang dùng thẻ CCCD có thể sẽ gặp một số vấn đề sau (nếu có):

    • Cập nhật lại thông tin số CCCD cho các tài khoản ngân hàng/chứng khoán đã mở với CMND 9 số. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cũng phải cập nhật lại thông tin số CMND đã chuyển sang số CCCD.

    • Mã số thuế cá nhân (nếu có) đã được cấp không thay đổi. Chỉ cần cập nhật hồ sơ mã số thuế cá nhân gắn với số CCCD mới được cấp.

    • Cập nhật thông tin số CCCD cho BHXHBHTN.

    • Cập nhật thông tin số CCCD cho thẻ thành viên của siêu thị/trung tâm thương mại.

    • Cập nhật thông tin số CCCD cho hồ sơ hiến máu nhân đạo.


    Lưu ý: Các thông tin trong bài viết chỉ đúng đến thời điểm đăng bài này. Sau thời điểm đăng bài, các quy định của pháp luật có thể thay đổi. Các cá nhân sử dụng thông tin trong bài viết này để làm thủ tục cho bản thân/người thân cần tra cứu lại các quy định của pháp luật ở thời điểm hiện tại. Xin cám ơn.


    Link tham khảo:
  • Thông tư 66/2015/TT-BCA của Bộ công an, ngày 15 tháng 12 năm 2015.
  • Thông tư 170/2015/TT-BTC, ngày 09 tháng 11 năm 2015, của Bộ tài chính.
  • Đặt phòng tại Agoda 
    Đặt phòng tại Booking 
    Booking.com
    Mua hàng trực tuyến tại 

    Thursday, February 4, 2016

    Thủ Tục Đổi Giấy Phép Lái Xe 2 Bánh Sang Thẻ Nhựa PET

    Thời hạn đổi GPLX

    Theo Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định lộ trình chuyển đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET như sau:

    • Giấy phép lái xe ô tô và Giấy phép lái xe hạng A4 bằng giấy bìa: Chuyển đổi trước ngày 31/12/2016.

    • Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) phải được chuyển đổi trước ngày 31/12/2020 (Thay vì quy định lộ trình chuyển đổi cho từng mốc thời gian cấp giấy phép lái xe như trước đây).

    Sau 06 tháng theo lộ trình chuyển đổi này, người có Giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại Giấy phép lái xe.

    Mỗi người được cấp 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET không thời hạn (A1,A2,A3) và 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET có thời hạn (A4, B1, B2, C, D, E và F).

    Mẫu GPLX mới bằng vật liệu PET

    Hồ sơ

  • Đơn Đề Nghị Đổi, Cấp Lại Giấy Phép Lái Xe
  • Bản sao GPLX
  • Bản sao CMND hoặc thẻ CCCD.

    Lưu ý: Đem theo bản chính GPLXCMND hoặc thẻ CCCD để đối chiếu. Mặc áo có cổ để chụp hình in vào bằng lái.

    Nơi nộp

  • Đổi giấy phép lái xe trực tuyến: Dịch vụ công đổi Giấy phép lái xe - Tổng cục đường bộ Việt Nam.
  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  • Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành trên toàn quốc.
  • Tại Sài Gòn thì có thể đến các điểm sau:
  • Lưu ý: GPLX được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc, lái xe khi cần đổi giấy phép lái xe sẽ không phải về địa phương nơi cấp mà được đổi ở bất cứ nơi nào. Ví dụ: Bằng lái bìa giấy được cấp ở Cà Mau, giờ đổi sang bằng lái nhựa PET tại Sài Gòn.

    Kinh nghiệm đổi GPLX 2 bánh ở Thành Thái - Sài Gòn

  • Bước 1: Chuẩn bị sẳn bộ hồ sơ như đã nói ở trên. Không tự in mẫu đơn được thì tới nơi lấy, nhưng nhất thiết phải photo sẳn GPLXCMND (hoặc thẻ CCCD) trước khi tới đây. Ở trong đây không có dịch vụ photo, phải đi ra ngoài mới có. Mất thời gian. Không cần dán hình lên đơn. Muốn dán hình thì đem theo hồ dán chứ ở đây không có hồ dán. Đổi GPLX 2 bánh cũng không cần phải khám sức khỏe.

  • Bước 2: Lấy kim kẹp (có sẳn) kẹp bản photo GPLX, CMND và đơn để vào rổ nộp hồ sơ chờ gọi tên lên lấy số thứ tự.

  • Bước 3: Được gọi tên thì bạn lên lấy số thứ tự và bộ hồ sơ đã nộp. Quay về ghế ngồi chờ đến lượt thứ tự của mình. Lấy bản chính GPLXCMND kẹp vào bộ hồ sơ. Trong thì chờ tới lượt thì chuẩn bị sẳn ĐÚNG 135,000 VND để nộp lệ phí. Nhân viên ở đây từ chối thối tiền, bạn muốn tip luôn thì đưa dư chắc là được.

  • Bước 4: Bảng điện hiện số thứ tự và loa gọi số thì vào đúng quầy để làm thủ tục. Làm xong lấy biên nhận lại kiểm tra thấy đúng thì ra về. Chú ý số thứ tự chỉ gọi 2 lần mà bạn chưa xuất hiện ở quầy thì sẽ chuyển qua gọi số tiếp theo. Bạn bắt lại số thứ tự mới.

  • Bước 5 (tùy chọn): Không muốn quay lại nhận bằng lái mới thì ra quầy của bưu điện tại đây đăng ký dịch vụ chuyển phát tận nhà.


  • Link tham khảo: Trang Thông Tin Giấy Phép Lái Xe
    Xem thêm: Thủ Tục Làm Thẻ Căn Cước Công Dân
    Đặt phòng tại Agoda 
    Đặt phòng tại Booking 
    Booking.com
    Mua hàng trực tuyến tại